logo The Sapphire Residence

Khám phá và tìm hiểu về lễ hội cầu an bản Mường

Lễ hội cầu an bản Mường là một trong những phong tục truyền thống từ lâu đời của người dân tộc Thái ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Đây không chỉ là một nét truyền thống mà còn mang một ý nghĩa về văn hóa tín ngưỡng quan trọng đối với những người dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc.

le-hoi-cau-an-ban-muong-1

Lễ hội cầu an bản Mường

Đôi nét giới thiệu về lễ hội cầu an bản Mường

Lễ hội cầu an bản Mường thường được tổ chức vào dịp tết nguyên đán khoảng cuối tháng giêng hoặc đầu tháng hai âm lịch hằng năm ở Ở những tỉnh có người dân tộc Thái sinh sống như mai châu, Thuận Châu, mục châu và những người dân tộc Mường.

Tục lệ đặc trưng của lễ hội cầu an bản Mường là tục giết trâu để tế trời và cầu tạ thần linh thể hiện qua chứng sấm biểu tượng cho lời phán quyết của vua trời và có hình tượng đặc trưng là quỷ thần, thuồng luồng, ….

Đối với những người dân tộc thiểu số lễ hội này không chỉ có ý nghĩa về vật chất tinh thần tâm linh của các bạn mà còn ảnh hưởng đến mùa màng sức khỏe và sự làm ăn trong cả một năm. Chính vì vậy mà lễ hội được tổ chức rất long trọng hoành tráng và có sự tham gia của đông đảo người dân trong bản.

Đọc thêm:  Chi phí du lịch Thụy Sĩ tiết kiệm nhất và tối ưu nhất

Lễ hội cầu an bản Mường thể hiện khát vọng bình an, mong muốn một mối quan hệ khăng khít giữa thần linh và con người, cầu nguyện cho một mùa mang bội thu và là lời cảm tạ thần linh đã đem đến sự ấm no cho những người dân tộc thiểu số nơi đây.

Lễ hội cầu an bản Mường diễn ra như thế nào ?

Địa điểm tổ chức lễ hội cầu an bản Mường

Lễ hội cầu an bản Mường thường được tổ chức ở những bãi cỏ rộng lớn, những nơi có nhiều nước (có thể là nguồn nước Thiêng) Hoặc là ở gần những bìa rừng, nơi có nhiều cây cối tươi tốt.

Ngoài ra, ở một số nơi người dân còn tổ chức ở các miếu thờ thổ công thổ địa của bạn, ở ngay vườn nhà hoặc ở đâu ruộng.

le-hoi-cau-an-ban-muong-2

Nơi tổ chức lễ hội cầu an bản mường

Thời gian diễn ra lễ hội

Vì là một lễ hội quan trọng đối với bản làng nên lễ hội cầu mua bản Mường thường được dân bản chuẩn bị từ rất sớm. Ngay từ trước tết nguyên đán mọi công đoạn chuẩn bị cho lễ hội đã được hoàn thành.

Thời gian diễn ra lễ hội sẽ có sự khác nhau ở các khu vực khác nhau. Đa số các vùng sẽ tổ chức lễ hội kéo dài trong ba ngày ba đêm. Tuy nhiên ở một số nơi lễ hội chỉ diễn ra trong vòng hai ngày một đêm hoặc một ngày một đêm.

Các hoạt động có trong lễ hội cầu an bản Mường

Lễ hiến tế

Đây là một nghi thức bắt buộc và quan trọng nhất của lễ hội cầu an bản Mường. Để hiến tế thần linh, những người dân tộc Thái thường chọn một cặp trâu trắng đen. Con trâu này phải có tuổi thọ ít nhất là 10 tuổi và trong cặp trâu đó, con trâu trắng chính là vật thiêng để dâng lễ tế thần. Tuy nhiên ở một vài nơi, vật tế thần cũng có thể được chọn là gà lợn hoặc nhiều nơi người ta chỉ cúng tế cho thành một con trâu thay vì là một cặp như thường lệ. Trong suốt buổi lễ cúng tế, người trực tiếp điều hành buổi lễ là thầy cúng hay còn gọi là mo Mường con người chịu trách nhiệm chính tổ chức cả lễ hội gọi là a nha.

Đọc thêm:  Kinh nghiệm đi du lịch đảo bali thiên đường tình yêu

Ăn uống cộng cảm

Sau nghi lễ hiến tế, tất cả những người dân trong bản sẽ cùng nhau ăn uống vui vẻ. Tuy nhiên việc ăn uống này cũng cần thực hiện theo đúng thủ tục và phong tục của bạn. Từ khi bắt đầu ăn cỗ, các ông thầy cúng và ai nha sẽ làm phép ở mâm cỗ chính (mông cũng chính thường làm mâm cỗ của ông anh nha được đặt ở giữa, bao gồm đầy đủ các bộ phận của một con trâu dùng để cúng tổ tiên) sau đó đi lần lượt từng mâm một. Đi đến mỗi mâm, mo Mường và ai nhà đều ăn một miếng thịt và uống một hớp rượu. Sau khi Mường và ai nha làm phép, tất cả mọi người phải ăn cho bằng hết cỗ ở trên bàn mà không được bỏ thường dù chỉ một miếng hay gói mang về nhà.

Những trò chơi bách hý

Nhắc đến các lễ hội truyền thống của người dân tộc thiểu số ở vùng núi Tây Bắc thì không thể không nhắc đến những trò chơi dân gian cổ truyền. Ở lễ hội cầu an bản Mường, Tất cả dân bản không kể già, Trẻ, gái, trai đều sẽ tham gia vào các trò chơi truyền thống như múa sạp, đánh đu.

Những trò chơi bách hí đã được diễn ra khi trời đã về chiều, sau khi mọi người đã ăn cỗ no nê. Trong trường chúng dồn vang, tiếng chiêng dìu dặt, danh bản cùng nhau xe vòng xe đôi xe đơn rất nhộn nhịp và náo nhiệt. Đặc biệt, những nam thanh nữ tú hát hay múa giỏi nhanh nhẹn trong ứng xử sẽ vừa ăn vừa uống rượu vừa chọc ghẹo và hát đối đáp giao Duyên với nhau. Lễ hội cầu an bản Mường cũng chính là một cơ hội cho những cặp nam nữ tỏ lòng.

Đọc thêm:  Khám phá và tìm hiểu các thành phố của Thụy Sĩ

Một hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ lễ hội nào của những người dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc đó là múa sạp. Ở lễ hội cầu an bản Mường, sẽ có những đôi nam nữ thường là vợ chồng cùng nhau múa sạp thi bắn nỏ bắn súng hoa mai.

le-hoi-cau-an-ban-muong-3

Hoạt động múa sạp trong Lễ hội cầu an bản Mường

Lễ hội cầu an bản Mường chính là một nét đẹp văn hóa của người dân tộc Thái cư trú tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những kiến thức về những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.